Muốn quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì các doanh
nghiệp phải biết kết hợp nhiều cách thức với nhau, làm sao cho việc quản lý
hàng tồn kho đảm bảo và thuân tiện nhất theo các yêu cầu sau:
![]() |
Các trường hợp không phải kê khai nộp thuế GTGT |
1.Phân
loại hàng hóa theo nhóm hàng cho phù hợp, dễ tìm kiếm, nhìn đếm, dễ xếp dỡ.
Phải theo dõi chặt chẽ ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản, từng nơi sử dụng,
từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng,…)
-Trong khâu thu mua: một mặt phải theo dõi nắm bắt
thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, các
chính sách cạnh tranh tiếp thị được các nhà cung cấp áp dụng, tính ổn định của
nguồn hàng,…Đồng thời phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách
phẩm chất, chủng loại giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cung ứng phù hợp
với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Trong khâu bảo quản dự trữ: phải luôn đảm bảo kho,
bến bãi tốt,thực hiện đúng chế độ bảo quản. Xác định được định mức dự trữ tối
thiểu, tối đa cho từng loại hàng tồn kho, cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu
thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Khi hàng tồn kho vượt quá định mức tối đa, tối
thiểu thì phải có cảnh báo kịp thời để điều chỉnh cho hợp lý không bị ngưng đọng
hàng hóa trong kho.
-Trong khâu sử dụng: thường xuyên theo dõi quá trình
sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện. Phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết
kiệm cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai: việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên
đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật cuả từng thứ, từng
loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn
kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho. 1.
Hàng hoá, dịch vụ được người nộp thuế tại Việt Nam cung cấp ở ngoài Việt Nam,
trừ hoạt động vận tải quốc tế mà chặng vận chuyển có điểm đi và điểm đến ở nước
ngoài;
Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ (trừ
các dịch vụ xuất khẩu) mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn
ra ở ngoài Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với phần
giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm
cho hàng hoá nhập khẩu.
Ví dụ 6: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp
Việt Nam) ký hợp đồng mua bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở
Sin-ga-po, sau đó bán cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po thì Công ty A không
phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh thu bán dầu nhờn trên.
Ví dụ 7: Công ty D ký hợp đồng tổ chức biểu diễn nghệ
thuật tại Hà Lan với đơn vị X là cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam. Công ty D
không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh thu nhận được từ hợp đồng
tổ chức biểu diễn nghệ thuật nêu trên.
Ví dụ 8: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc
cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của
Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có
phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-
chia thì Công ty B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với phần dịch vụ
thực hiện tại Cam-pu-chia; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt
Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 9: Công ty bảo hiểm Y (là doanh nghiệp Việt
Nam) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu của Công ty
TNHH X từ Pháp về đến kho của Công ty TNHH X tại Việt Nam. Công ty bảo hiểm Y
không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm
cho hàng hoá nhập khẩu ký với Công ty TNHH X.
2.
Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển
nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ
khoản lãi cho vay do doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng nhận được.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường,
tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các
khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh
doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì cơ
sở bồi thường phải lập hoá đơn như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi
thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Ví dụ 10: Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Doanh
nghiệp T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi. Công ty cổ
phần VC phải kê khai nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ hợp đồng cho vay
nêu trên.
Ví dụ 11: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền
lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh
nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản
tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được.
Ví dụ 12: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường
thiệt hại do bị huỷ hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp
A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền
trên.
3.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước
ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng
không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị
(bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và
thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ
bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này
được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
4.
Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp
thuế GTGT thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể
cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng, tổ
chức tín dụng.
5. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích
khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh
doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa
các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập
hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải
có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản khi điều chuyển đã thực hiện đánh
giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế
GTGT theo quy định.
6.
Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong
các trường hợp sau:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,
hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận
vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định
giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ
thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh
doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ
sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch
toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong
cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất
hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn
tại khoản 5 Điều này.
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán
hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và
doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên
giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé
máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ
ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo
hiểm.
e) Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng
đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu
thuế GTGT.
Trên đây là bài viết về Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT mà Côngty tư vấn quản lý thuế Hà Nội chia sẻ với các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Ngoài ra các bạn quan tâm có thể tham khảo thêm các
dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ của chúng tôi:
0 nhận xét: